Tìm hiểu về súc rửa mũi

  06/03/2017

(Nguồn: Nghiên cứu y khoa của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh)

  • Súc rửa mũi (SRM=Nasal Irrigation) là một thủ thuật vệ sinh cá nhân thực hiện bằng cách bơm đầy hốc mũi bằng nước muối ấm. Mục đích của SRM là làm sạch các chất nhầy dư thừa, các mảnh mô nhỏ và làm ẩm hốc mũi.
  • Có thể dùng một ống tiêm chứa đầy dịch hoặc một bình neti (neti pot) để SRM. Thủ thuật này đã được kiểm chứng lâm sàng và được công nhận là an toàn, có ích và không có tác dụng phụ nào đáng kể [1][2].
  • Ở Phương Tây, các bác sĩ đã biết rõ những ích lợi của SRM trên một thế kỷ nay. Alfred Laskiewicz trưởng khoa Tai Mũi Họng của BV Pozna (1932-1939) mô tả những đóng góp của SRM từ vấn đề chăm sóc vệ sinh cơ thể chung cho đến việc điều trị bị xơ cứng bì. Thủ thuật Proetz (“xông kê”) đã được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng trong rất nhiều năm để súc rửa xoang.


Hệ thống súc rửa mũi của Bs. Sage những năm 1900


Dụng cụ súc rửa mũi của Bermingham những năm 1920-1930


Bình súc rửa mũi Nasopure Bottle

I. Lợi ích và công dụng

  • Súc rửa mũi (Jala neti) bằng dung dịch muối giúp mũi khoẻ mạnh.
  • SRM có thể được áp dụng cho những bệnh nhân viêm xoang mãn với các triệu chứng đau mặt, nhức đầu, thở hôi, ho, sổ mũi nước.
  • Một nghiên cứu cho thấy SRM có “tác dụng điều trị triệu chứng gần như tương đương với các loại thuốc men.”[3] Ở một số nghiên cứu khác, “súc rửa mũi hàng ngày với dung dịch muối ưu trương cải thiện chất lượng sống ở những bệnh nhân viêm mũi xoang, giảm bớt triệu chứng và giảm lượng thuốc men dùng ở những bệnh nhân viêm xoang tái phát thường xuyên,[2]” và SRM được khuyên dùng như là “một điều trị bổ trợ hiệu quả cho các triệu chứng viêm mũi xoang mãn.”[4][5]
  • SRM có thể giúp đề phòng cảm cúm, ngoài ra nó còn giúp giữ gìn vệ sinh mũi tốt bằng cách rửa sạch những ngóc ngách trong mũi, giảm nghẹt mũi, khô mũi và các triệu chứng của dị ứng.
  • Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, SRM là một phương pháp nhanh và ít tốn kém để thúc đẩy chức năng của các nhung mao mũi và làm tan dịch nhầy, giảm phù nề, cải thiện dẫn lưu qua lỗ thông tự nhiên của các xoang (sinus ostia).
  • Tóm lại, súc rửa mũi có thể đem lại các lợi ích sau:
    • Làm sạch các dịch niêm dính, đặc và giúp giảm nghẹt mũi. 
    • Súc rửa và làm sạch xoang mũi khỏi các dị ứng nguyên (allergens), các chất gây kích ứng, và các yếu tố nhiễm trùng
    • Điều trị viêm xoang mãn
    • Điều trị viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng[2]
    • Điều trị viêm mũi dị ứng
    • Đề phòng cảm cúm
    • Giảm khô mũi
    • Giúp làm sạch các ngóc ngách trong mũi xoang
    • Điều trị hội chứng mũi trống (tổn thương do cắt bỏ cuốn mũi quá mức)
    • Cải thiện hô hấp
    • Giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi (post-nasal drip)
    • Giảm tạm thời các triệu chứng của phantosmia
    • Cải thiện tình trạng của các xoang mũi.
  • Các phương pháp thở yoga có tên gọi là pranayama được tăng cường bởi thủ thuật jala neti do đa số đều dựa trên những động tác hít thở sâu qua mũi.
  • Một số lợi ích khác mà người được SRM có thể nhận biết:
    • Nhìn rõ hơn. SRM (Jala neti) làm sạch các ống lệ, giúp mắt sạch hơn và ẩm hơn.
    • Cải thiện khứu giác 
    • Cải thiện vị giác
    • Thở được sâu hơn, dễ chịu và thư giãn hơn
    •  

II. Jala neti


Bình neti bằng sứ (ceramic neti pot) dùng để súc rửa mũi; bình neti còn được làm bằng thuỷ tinh, kim loại, hoặc bằng nhựa tổng hợp


Bình neti bằng gốm

  • Súc rửa mũi bắt nguồn từ một kỹ thuật cổ Ayurvedic gọi là  jala neti, nghĩa từng chữ là  rửa mũi bằng nước theo tiếng Sanskrit, trong đó người ta dùng một bình neti (neti pot) để súc rửa. Do y học hiện đại từ lâu đã dùng phương pháp SRM để làm thông xoang và đề phòng bệnh mũi xoang, các thầy thuốc cũng chấp thuận jala neti đơn thuần như một kiểu súc rửa mũi, sử dụng bình neti hay một ống tiêm để chứa dung dịch súc rửa.
  • Jala neti, dẫu rằng ít được biết đến ở các nền văn hoá Phương Tây, lại là một phương pháp rất quen thuộc ở Ấn Độ và nhiều nơi khác ở Nam Á, tựa như đánh răng bằng bàn chải mỗi ngày. Nó được sử dụng mỗi sáng sớm cùng với các biện pháp vệ sinh cá nhân khác. Jala neti cũng có thể được thực hiện vào cuối ngày khi làm việc hoặc sinh sống ở một môi trường bụi bặm và ô nhiễm. - Khi sử dụng cho nghẹt mũi, có thể áp dụng jala neti đến 4 lần mỗi ngày.
  • Phương pháp SRM kinh điển dùng dung dịch muối đẳng trương. Những nghiên cứu sau này[6][7] đã cho thấy dùng dung dịch muối ưu trương có thể hiệu quả hơn để điều trị các triệu chứng đặc hiệu của viêm mũi.

III. Súc Rửa Mũi Xoang theo xung nhịp (Pulsating nasal sinus irrigation)


Máy súc rửa mũi xoang theo nhịp xung.

  • Một số người dùng ống bơm tiêm, chai xịt, hoặc bình neti để súc rửa mũi. Số khác dùng máy súc theo nhịp xung  bơm nước muối để rửa sạch vi trùng, các dịch mủ, giúp phục hồi lại chức năng bình thường của nhung mao niêm mạc.
  • Một số báo cáo y khoa đã được đăng tải cho thấy SRM bằng máy xung nhịp hiệu quả hơn trong việc làm sạch và tẩy rửa vi trùng so với các dụng cụ không tạo xung như bơm tiêm, bình neti và chai xịt,  vốn chỉ đơn thuần dựa trên trọng lượng và dòng chảy quy ước. [8] [9] [10]
  • Máy SRM tạo xung cung cấp một dòng chảy có áp suất được kiểm soát và điều chỉnh được tuỳ theo sự thoải mái của mỗi cá nhân. Các báo cáo y học cho thấy SRM với áp lực dương sẽ giữ lại một thể tích  dung dịch nhiều hơn và súc rửa các xoang kỹ hơn so với các phưong pháp khác.[11]

IV. Một số vấn đề cần chú ý

  • Một số người có thể có nghẹt mũi nặng. Tình hình sẽ được cải thiện dần sau vài lần SRM, nhưng nguyên nhân cũng có thể là do vẹo vách ngăn và cần phải thực hiện một phẫu thuật nhỏ để chỉnh lại.
  • Cảm giác nóng và kích ứng ở niêm mạc mũi, giống tiếp xúc với chất chlor ở hồ bơi. Có thể do nước không ở nhiệt độ phù hợp hoặc do nồng độ muối không đúng. Cũng có thể do muối pha có chứa thêm iode.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói do áp lực trên các xoang. Cần ngưng ngay thủ thuật và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Khi thấy khó chịu ở tai trong lúc SRM, nên hỉ mũi nhẹ sau súc rửa. Nếu vẫn còn khó chịu, lỗ ống Eustache  có thể rộng quá và bệnh nhân cần ngưng dùng thủ thuật.
  • SRM bằng nước lạnh có thể gây khó chịu ở nhiều người
  • Chống chỉ định SRM khi bệnh nhân đang chảy máu mũi hoặc vừa được thực hiện một số phẫu thuật mũi.

V. Kết Luận

Mặc dầu các thuốc kháng dị ứng, các thuốc co mạch chống nghẹt mũi, các thuốc steroids, và các kháng sinh thường được sử dụng, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng luôn bổ sung thêm thủ thuật SRM cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, bệnh nhân sau phẫu thuật xoang và những bịnh nhân viêm xoang mãn do tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng về cả hai mặt lý thuyết lẫn thực hành lâm sàng.

Tài liệu tham khảo

  • Papsin, B; McTavish A (2003 Jul). "Saline nasal irrigation: Its role as an adjunct treatment". Can Fam Physician 49: 168-73. Retrieved on 2007-06-17.
  • Rabago, D; Zgierska A, Mundt M, Barrett B, Bobula J, Maberry R (2002 Dec). "Efficacy of daily hypertonic saline nasal irrigation among patients with sinusitis: a randomized controlled trial". J Fam Pract 51 (12): 1049-55. Dowden Publishing Co., Inc.. PMID 12540331. Retrieved on 2006-11-22.
  • "Sinusitis Treatment: What Is New Is Old." About.com : Senior Health
  • Rabago, D; Pasic T, Zgierska A, Mundt M, Barrett B, Maberry R (2005 Jul). "The efficacy of hypertonic saline nasal irrigation for chronic sinonasal symptoms". Otolaryngol Head Neck Surg 133 (1): 3-8. Mosby-Year Book. PMID 16025044. Retrieved on 2006-11-22.
  • Tomooka, LT; Murphy C, Davidson TM (2000 Jul). "Clinical study and literature review of nasal irrigation". Laryngoscope 110 (7): 1189-93. Lippincott Williams & Wilkins. PMID 10892694. Retrieved on 2006-11-22.
  • Rabago D, Zgierska A, Mundt M, Barrett B, Bobula J, Maberry R (2002). "Efficacy of daily hypertonic saline nasal irrigation among patients with sinusitis: a randomized controlled trial". J Fam Pract 51 (12): 1049-55. PMID 12540331.
  • Rabago D, Pasic T, Zgierska A, Mundt M, Barrett B, Maberry R (2005). "The efficacy of hypertonic saline nasal irrigation for chronic sinonasal symptoms". Otolaryngol Head Neck Surg 133 (1): 3-8. doi:10.1016/j.otohns.2005.03.002. PMID 16025044.
  • Brown, LL; Shelton HT, Bornside GH, Cohn I Jr (1978 Feb). "Evaluation of wound irrigation by pulsatile jet and conventional methods". Ann Surg. 187((2)): 170-73. PMID 343735.
  • Anglen, J; Apostoles S, Christensen G, Gainor B. R (1994 Oct). "The efficacy of various irrigation solutions and methods in removing slime-producing staphylococcus". J Orthop Trauma 8 ((2)): 390-6. PMID 7996321.
  • Svoboda, SJ; Bice TG, Gooden HA, Brooks DE, Thomas DB, Wenke JC (2006 Oct). "Comparison of bulb syringe and pulsed lavage irrigation.". J Bone Joint Surg Am 88 ((10)): 2167-74. PMID 17015593.
  • Olson, DE; Rasgon BM, Hilsinger, RL Jr. (2002 Aug). "Radiographic comparison of three methods for nasal saline irrigation". Laryngoscope. 112 ((8 Pt 1)): 1394-98. PMID 12172251.
  • Nasopure.com. History Of Nasal Washing.

 

Nếu bạn đang tìm cách để chữa trị căn bệnh viêm xoang của bạn của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả thì đây chính là sản phẩm tốt nhất dành cho bạn.Sinupulse Elite là một trong những thiết bị điều trị các căn bệnh về mũi như viêm xoang, cảm, sổ mũi, nghẹt mũi,... Với cơ chế hoạt động đảm bảo an toàn sức khỏe và cách sử dụng đơn giản. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng, giao tận nơi nhanh chóng. "Hết nghẹt mũi, Hết viêm xoang"

 

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN THỜI HOÀNG KIM


Địa chỉ: Lầu 03, Toà Nhà DTC, 99A1 Cộng Hoà, P.04, Q.Tân Bình, Tp.HCM, Việt Nam

Điện thoại: (028) 39.481.486 - Fax: (028) 39.481.480

Hotline0985.722.788 

Emailsinupulse@thoihoangkim.com

Website: www.sinupulse.com.vn

 

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả
Nhận tin khuyến mãi

Vui lòng để lại email của bạn để nhận những thông tin mới nhất từ chúng tôi